1. Về vị trí địa lý.
Xã Chi Lăng Nam nằm ở phía Nam huyện Thanh Miện, cách trung tâm huyện khoảng 9 km. Phía Bắc giáp xã Chi Lăng Bắc, phía Nam giáp xã Hồng Phong, phía Đông giáp xã Thanh Giang, phía Tây giáp xã Nhật Quang, xã Tống Phan, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Xã có đường Tỉnh lộ 396B chạy qua. Tổng diện tích đất tự nhiên là 514,41ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 338,56 ha, đất phi nông nghiệp là 175,86 ha.
Toàn xã hiện nay có 3 thôn, số hộ tính đến ngày 28/11/2023 là 1.820 hộ với số nhân khẩu 6.382 khẩu. Đảng bộ xã có 342 đảng viên, sinh hoạt ở 9 Chi bộ (03 Chi bộ nông thôn, 03 Chi bộ trường học, 01 Chi bộ Công an, 01 Chi bộ Dân quân cơ động, 01 chi bộ QTDND). Là xã giàu truyền thống cách mạng đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân". Xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2015, đạt chuẩn xã Nông thôn mới nâng cao năm 2021. Đảng bộ, Chính quyền nhiều năm đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội nhiều năm liền được Trung ương và các cấp tặng khen. Trên địa bàn xã có khu Du lịch Đảo cò, năm 2014 được Bộ VHTT&DL cấp bằng “Di tích Quốc gia Danh lam thắng cảnh Đảo cò" và Làng nghề bánh đa truyền thống Hội Yên.
Diện tích tự nhiên của xã là 514,14 ha, trong đó: diện tích đất nông nghiệp là 265,40 ha, đất phi nông nghiệp là 149,5 ha. Tổng dân số là 4.811 người với 1.563 hộ được phân bố theo 3 thôn, gồm: An Dương, Triều Dương, Hội Yên.
Đảng bộ xã Chi Lăng Nam có 09 Chi bộ, trong đó có 03 chi bộ nông thôn, 03 Chi bộ trường học, 01 chi bộ Công an, 01 chi bộ quân sự và 01 Chi bộ Quỹ tín dụng nhân dân với tổng số 340 đảng viên.
2. Đặc điểm lịch sử, văn hóa.
Chi Lăng Nam là vùng đất anh hùng và văn hóa của huyện Thanh Miện nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung. Qua các di chỉ khảo cổ các nhà khoa học đã xác nhận nơi đây là một trong những cái nôi của văn hóa lúa nước và văn minh sông Hồng. Nơi đây vẫn còn lại đặc trưng của miền quê đồng bằng Bắc bộ với các đặc trưng như: Cây đa, giếng nước, sân đình mà hiện vẫn được giữ lại tại tất cả các làng trong xã, nơi đất lành chim đậu có di tích quốc gia danh lam thắng cảnh Đảo cò. Được bao quanh bởi các dòng sông nhỏ và hai nhánh sông vuông góc với nhau trong lòng xã, chia xã ra làm 4 khu vực. Những con sông này gắn liền với ký ức tuổi thơ của bao thế hệ trong xã.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, nhân dân và những người con trong xã đã hiến sức người, sức của góp công vào thành công vĩ đại trong công cuộc chống giặc ngoại xâm của cả nước. Đã có rất nhiều người trong xã nằm lại tại các chiến trường trong cuộc chinh chiến thần thánh của cả dân tộc. Tổng kết trong các cuộc kháng chiến, toàn xã có hµng ngàn người lên đường tham gia chiến đấu, đã huy động cho tiền tuyến hµng chôc ngàn tấn lương thực, thực phẩm, hàng vạn ngày công lao động, cùng nhiều nhu yếu phẩm khác...Đặc biệt trong các cuộc kháng chiến có 206 người con ưu tú của quê hương đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, 103 thương, bệnh binh. Bằng sự cống hiến, hy sinh vô cùng to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ, nhân dân, lực lượng vũ trang xã nhà được Nhà nước phong tặng danh hiệu: “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" và được tặng thưởng nhiều huân, huy chương các loại, có 22 bà mẹ liệt sĩ được phong tặng và truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng", góp phần làm rạng rỡ truyền thống vẻ vang của quê hương.
Sau chiến tranh, với tinh thần xây dựng lại cuộc sống, xây dựng lại đất nước. Những người con của xã lại bắt tay vào tham gia sản xuất, làm kinh tế không chỉ xóa đói giảm nghèo mà còn làm giàu trên mảnh đất quê hương, đất nước mình.
Xã Chi Lăng Nam về đích Nông thôn mới từ năm 2016, về đích Nông thôn mới nâng cao năm 2021 và đang hoàn thiện, nâng cao các tiêu chí phấn đầu về đích nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024.
Thôn An Dương (xã Chi Lăng Nam) được công nhận là Làng văn hóa từ năm 1998, đây là Làng văn hóa đầu tiên của xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện. Thôn Triều Dương được công nhận là Làng văn hóa từ năm 1999, thôn Hội Yên được công nhận là Làng văn hóa từ năm 2001. Đến năm 2001, 3/3 thôn được công nhận Làng văn hóa, hàng năm các thôn đều giữ vững danh hiệu làng văn hoá, trên 95% số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá. Hàng năm Trạm y tế và các trường giữ vững các tiêu chí đạt chuẩn quốc gia, trong đó có Trường Mầm non, THCS đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, Trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2, công tác quốc phòng an ninh luôn ổn định và tăng cường. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, hoạt động của MTTQ và các đoàn thể từ xã đến thôn được quan tâm và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Nằm trong dải đất Hồng Châu xưa, Thanh Miện nay, xã Chi Lăng Nam là một vùng quê có bề dày lịch sử hào hùng. Cùng với sự phát triển của lịch sử, mảnh đất và con người Chi Lăng Nam đã trải qua nhiều biến động, thăng trầm.
Để có tên gọi là xã Chi Lăng Nam như ngày hôm nay, xã đã trải qua 4 lần đổi tên: Trước Cách mạng tháng 8 – 1945 xã có tên là xã Quyết Chiến thuộc tổng My Động, gồm có 4 thôn: An Dương, Phương Dương, Triều Dương, Hội Yên
Từ tháng 8 – 1948 đến tháng 8 – 1955 có tên là xã Chi Lăng gồm 7 thôn: An Dương, Phương Dương, Triều Dương, Hội Yên, Phương Khê, Tào Khê, Phú Khê. Sau đó sát nhập hai thôn An Dương, Phương Dương thành một thôn gọi là thôn An Dương.
Tháng 9 – 1955 vì dân số đông, địa bàn xã rộng nên đã chi xã Chi Lăng thành hai xã: xã Chi Lăng và xã Hòa Bình. Xã Hòa Bình có ba thôn: An Dương, Triều Dương, Hội Yên. Xã Chi Lăng có 3 thôn: Phương Khê, Tào Khê, Phú Khê.
Tháng 8 – 1958 được trên quyết định đổi tên xã Hòa Bình là xã Chi Lăng Nam và xã Chi Lăng là xã Chi Lăng Bắc. Xã Chi Lăng Nam phía đông giáp đường 20 xã Ngũ Hùng, phía Tây giáp huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên ngăn cách bởi sông Cửu An, phía Nam giáp xã Hồng Phong và xã Thanh Giang, Phía Bắc giáp xã Chi Lăng Bắc.
Toàn xã có 1.815 hộ với 6.245 nhân khẩu. Tổng diện tích đất hành chính toàn xã: 527,53 ha, trong đó: Đất nông nghiệp là 341,47 ha; Đất phi nông nghiệp là:186,06 ha. Giao thông có hai trục đường chính: đường 210 và đường 396. Đây là hai con đường huyết mạch giao thương giữa các thôn với nhau, giữa xã với các xã trong huyện, trong tỉnh và liên tỉnh.
Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, mảnh đất và con người Chi Lăng Nam đã gắn liền với những cột mốc quan trọng của lịch sử. Ngay từ thế kỷ thứ VI – Chi Lăng Nam là căn cứ của nghĩa quân Triệu Quang Phục dưới triều Lý Bí chống giặc Lương. Thời Trần, là khu vực diễn ra cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông ở thế kỷ thứ XIII. Vào những năm 1885-1889, nằm trong vùng căn cứ của nghĩa quân Nguyễn Thiện Thuật trong cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy lan rộng ở các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, xã Chi Lăng Nam là một căn cứ kháng chiến quan trọng của Quân khu III…
Có thể nói, trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, xã Chi Lăng Nam đã đóng góp một phần không nhỏ tô thắm những trang lịch sử hào hùng, bất khuất của dân tộc. Đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược xã Chi Lăng Nam đã lập nên nhiều Chiến công vang dội, được Nhà nước tặng thưởng 1 Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng 2, một Huân chương chống Mỹ hạng ba, một huân chương lao động hạng ba. Cộng với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn Đảng toàn dân trong thời kỳ đổi mới xã Chi Lăng Nam vinh dự được Chủ tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đức Lương phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân" vào ngày 01/6/1999. Tự hào là một trong 4 xã “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" của Huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền các cấp, sự tích cực đồng lòng của toàn thể nhân dân, Chi Lăng Nam đã đạt được những thành tích nổi bật. Là một trong những xã đi đầu của Huyện trong việc dồn ô đổi thửa, xây dựng đường giao thông nông thôn trong bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch từ nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch. Bình quân thu nhập đầu người được nâng cao, tỉ lệ hộ nghèo giảm. Hiện trong xã có làng nghề Bánh đa thôn Hội Yên được Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương công nhận là “Làng nghề truyền thống" vào năm 2004. Ngoài ra còn có nghề gột cá bột, ươm tỉa cây cảnh…. Đặc biệt trong xã có 02 di tích đã được xếp hạng bảo vệ: Di tích Miếu Triều Trang thuộc thôn Hội Yên được xếp hạng cấp tỉnh năm 2008 và Di tích Danh lam thắng cảnh Đảo cò thuộc thôn An Dương và thôn Triều Dương của xã được xếp hạng cấp Quốc gia vào năm 2014.
Đảng bộ, Chính quyền xã nhiều năm liền đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Trường Tiểu học và Trường THCS đạt danh hiệu Trường chuẩn Quốc gia mức độ 1; Trường Tiểu học đạt chuẩn mức độ 2; Trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia; Đài truyền thanh của xã được Thủ Tướng Chính phủ tặng Bằng khen, 3/3 làng đều duy trì và giữ vững danh hiệu “Làng văn hóa- Làng an toàn về an ninh trật tự". Các đoàn thể chính trị - xã hội nhiều năm liền được các cấp từ Trung ương, Tỉnh và huyện tặng khen. Năm 2015 được UBND tỉnh Hải Dương công nhận xã đạt Chuẩn nông thôn mới. Xã luôn duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí phấn đấu đạt xã NTM nâng cao trong năm 2021, đang phấn đấu xây dựng đạt xã Nông thôn mới kiểu mẫu.
Đến với Chi Lăng Nam, quý khách sẽ được trở về tuổi thơ với cánh cò bay lả dập dờn trên những cánh đồng lúa trải dải vô tận, những dòng sông làng quê yên bình với tiếng sáo diều vi vu trên bầu trời xanh cao, mát mẻ, những hồ sen thơm ngát mùi hương đồng cỏ nội. Một vùng quê yên bình mang nét đặc trưng của làng quê Việt Nam tự bao đời nay, nơi có cây đa, bến nước, sân đình và những cánh cò, cánh vạc chao nghiêng bay lượn rợp trời, đặc biệt là hình ảnh người nông dân cần cù, chất phác, chịu thương chịu khó đã biến những hạt lúa, hạt gạo thành những sản phẩm nổi tiếng có mặt trên khắp mọi miền Tổ Quốc.
Đất và người Chi Lăng Nam luôn dang tay chào đón bạn bè, du khách trong nước và Quốc tế!